Học cách vẽ tượng thạch cao cơ bản

03/12/2018 Trung Kiên Blog

Vẽ đầu tượng thạch cao là đề thi xuất hiện rất nhiều trong kỳ thi đại học khối H, khối V. Vì vậy, muốn thi đỗ vào các ngành thuộc khối năng khiếu vẽ và thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình thì học cách vẽ tượng thạch cao cơ bản là điều bạn không thể bỏ qua. Đầu tiên hãy bắt đầu bằng cách vẽ tượng thạch cao cơ bản. Vậy những cách vẽ tượng thạch cao cơ bản đó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách vẽ tượng thạch cao cơ bản trong bài viết hôm nay nhé!

Học cách vẽ tượng thạch cao cơ bản hình ảnh 1

1. Nắm được các tỷ lệ cơ bản khi vẽ tượng thạch cao

– Trục ngang của mặt là những đường thẳng song song với nhau. Trục ngang sẽ được hình thành bằng hai đường thẳng song song. Đó là đường thẳng song song tuyệt đối và đường thẳng song song tương đối.

– Khi xác định tỷ lệ trung bình của đầu người cần xác định đường tầm mắt trên tượng. Hay còn gọi là đường chân trời. Thông thường đường tầm mắt sẽ được lấy ở phía trên đầu tượng thì bố cục đẹp hơn và dễ dàng dựng hình hơn.

– Trục dọc của mặt là đường cong đều đi qua 4 điểm. Đó là đỉnh đầu, điểm giữa 2 lông mày, điểm giữa chân mũi và điểm giữa cằm. Trong trường hợp đặc biệt trục dọc có thể trở thành đường thẳng. Trục dọc sẽ chia mặt ra làm 2 phần đối xứng với nhau.

Học cách vẽ tượng thạch cao cơ bản hình ảnh 2

– Trừ một số trường hợp đặc biệt, thông thường những tỉ lệ phụ của đầu tượng thạch cao sẽ được xác định bằng:

+ Chiều ngang đầu người bằng 5 con mắt

+ Khoảng cách giữa 2 con mắt bằng chiều ngang 1 con

+ Khoảng cách khóe mắt đến trục lông mày bằng 2/3 con mắt

2. Kỹ năng và cách vẽ tượng thạch cao cơ bản

Cách vẽ tượng thạch cao cơ bản, bạn cần phải nắm rõ cách bước vẽ sau:

Học cách vẽ tượng thạch cao cơ bản hình ảnh 3

– Bước 1:

Xác định độ dài rộng và vị trí không gian, mức độ to nhỏ của đầu tượng. Sau đó bắt đầu phác thảo lại đầu tượng. Các nét phác thảo không được quá dài, cũng không nên vẽ quá sắc nét.

– Bước 2:

Phác họa hình dạng và vị trí của ngũ quan. Lưu ý không tách rời ngũ quan khi phác thảo vì sẽ rất khó vẽ chúng đúng chuẩn tỉ lệ. Khi phác thảo, cần thực hiện ngoài trước trong sau, rồi lại từ trong ra ngoài.

– Bước 3:

Khi vẽ phải so sánh vị trí không gian, các điểm chuyển đổi liên tục để kiểm tra xem đã chính xác hay chưa. Đồng thời phân biệt rõ mức độ mạnh yếu của đường bao quanh và ánh sáng của tượng.

– Bước 4:

Khi vẽ phải chú ý đến sự chuyển đổi thể diện chính của tượng và sự chuyển đổi hình dạng ngũ quan. Kể cả sự lồi lõm của ngũ quan: như khóe mắt, khóe miệng lỗ mũi, cánh mũi, gò má…..

– Bước 5:

Dựa vào sự quan sát vị trí của ngũ quan để điều chỉnh xung quanh cho đến khi đạt được độ hài hòa của bài.

– Bước 6:

Cụ thể hóa từng bộ phận của vật mẫu, kết cấu phải chính xác và ăn khớp với chỉnh thể, không được quá tách biệt.

– Bước 7:

Phải khắc họa đầy đủ chi tiết của vật mẫu. Đặc biệt là đường giao nhau sáng tối và chú ý đến sự biến đổi thực hư, chính phụ.

– Bước 8:

Thể hiện tinh tế của việc vẽ tượng thạch cao, bằng cách liên tục điều chỉnh quan hệ chỉnh thể và từng phần để làm nổi bật nét đặc thù của tượng.

Cách vẽ tượng thạch cao cơ bản quan trọng nhất là dùng đầu để phân tích và phải vẽ bằng đầu chứ không phải vẽ bằng mắt. Phải tự tin vào khả năng của mình để có thể thể hiện bài vẽ tốt nhất có thể. Để cách vẽ tượng thạch cao cơ bản đạt kết quả cao nhất. Khi vẽ bạn phải phối hợp đôi mắt, trí tuệ và bàn tay đôi bàn tay của mình nhịp nhàng. Mắt dùng để quan sát và so sánh, trí tuệ dùng để phân tích hình ảnh nhận được, tay để vẽ và thể hiện thất tốt những gì cảm nhận được.

Rất nhiều người học cách vẽ tượng thạch cao cơ bản mà chỉ sử dụng mắt và tay để vẽ và bỏ qua bước phân tích. Nếu như vậy chỉ đơn thuần là chép tượng. Bức tranh sẽ không thể hiện được tinh thần mà bạn muốn truyền đạt đến người xem. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong kỳ thi và thực hiện ước mơ trở thành kiến trúc sư của mình!.