Dạy vẽ tranh phong cảnh hiện đại

26/04/2019 Thế Anh Blog

Hãy đem theo dụng cụ vẽ và khám phá thiên nhiên để vẽ tranh phong cảnh hiện đại. Xưởng vẽ tranh phong cảnh hiện đại của chúng ta sẽ trải dài vô tận với: cây cối, đất đai, sông ngòi, bầu trời, núi, biển. Hãy quan sát và so sánh để vẽ tranh phong cảnh hiện đại: một cây sồi không giống một cây bạch dương, thân và cành cây có hình dạng khác nhau, vòm lá bề ngoài có vẻ tương tự nhưng cũng có biết bao điều khác biệt. Tùy theo vùng mà nhà cửa mỗi nơi mỗi khác. Nước thay đổi tùy thuộc vào ánh sáng ban ngày; bầu trời cũng tùy thời tiết mà biến động: trong xanh, có mây hay âm u. Vẽ phong cảnh luôn bắt đầu từ việc phối cảnh và người quan sát mặc sức nghiên cứu tất cả những khía cạnh có khả năng.

* Tỷ lệ vẽ tranh phong cảnh hiện đại:

Sau những bức ký họa, người học vẽ phải chú ý đến các tỷ lệ. Hình thể của mỗi vật phải tương xứng với khung cảnh. Ở phần thứ nhất là: đá, bụi rậm, cây… Phần thứ hai là nền phong cảnh.

Dạy vẽ tranh phong cảnh hiện đại hình ảnh 1

* Bóng tối và ánh sáng để vẽ tranh phong cảnh hiện đại:

Sự tương phản giữa hai màu đen và trắng trong tranh phong cảnh hiện đại, giữa bóng tối và ánh sáng. Ánh sáng tạo ra bóng tối: ánh sáng càng mạnh, bóng tối càng sẫm; ánh sáng dịu, bóng tối cũng dịu đi. Những dòng sông, suối nói chung mang đến cho tranh phong cảnh sự sống động.

Dạy vẽ tranh phong cảnh hiện đại hình ảnh 2

* Dụng cụ vẽ tranh phong cảnh hiện đại:

Bút mực, bút chì, cọ, màu nước rất hữu dụng trong tranh ký họa bình dị. Bút mực dùng cho tranh minh họa, màu nước làm cho tranh trở nên truyền cảm hơn. Đôi khi các dụng cụ trên đồng thời được sử dụng.

 

* Vẽ tranh phong cảnh hiện đại giản lược:

Trên ảnh là vài bức ký họa về phong cảnh.

Dáng dấp của những phần tạo nên tranh có dạng hình học (mái ngói, tháp, chuông, cầu) hoặc có dạng tự do hơn (cây cối, đồi núi, đường sá).

Hãy quan sát xem tổng thể bức tranh được đặt trong một dạng hình học như thế nào.

Hãy giản lược phong cảnh chỉ với vài nét bằng cách hình học hóa những hình dáng theo mẫu thật hay một tài liệu có sẵn.

* Ký họa tranh phong cảnh hiện đại:

Chung quanh chúng ta có vô số đề tài, một khung giấy đủ giúp chúng ta thực hiện những tác phẩm. Trước hết hãy phác một đường chân trời, sau đó là phối cảnh của cây cối.

Một điểm nhìn giống nhau có thể chứa đựng nhiều bố cục sáng tác, hãy chọn lấy một khung cảnh. Trước hết hãy định vị các vật thể lớn, sau đó là những yếu tố như: cây cối, nhà cửa, bầu trời…

Hãy phác họa trước bằng bút chì, bút mực hay cọ.

Sáu bức minh họa cho thấy chỉ với những đường nét cơ bản người ta có thể tạo được một bức phác họa về: dòng sông, mái ngói, những cây thông, cầu, cối xay gió. Chỉ cần quan sát thiên nhiên bạn sẽ khám phá ra vô số đề tài. Hãy tái hiện trong sổ ký họa những gì xuất hiện trước mắt bạn.

* Những mẫu họa tranh phong cảnh hiện đại:

Sau khi ký họa, bạn hãy nghiên cứu các chi tiết: bóng tối và ánh sáng, màu sắc của bầu trời và cây cối cũng như bố cục bức tranh. Như vậy bức tranh mới trở nên rõ ràng và có bố cục chặt chẽ hơn.

Những mẫu họa trên đòi hỏi một kiến thức sâu sắc về thiên nhiên.

* Tập vẽ cây cối trong tranh phong cảnh hiện đại:

Cây cối là một trong những yếu tố chính của phong cảnh. Cần hiểu rõ cấu tạo của cây cối: thân, cành, lá…

Trong những hình vẽ trên ta thấy hình dáng của cây cối có thể được ký họa trong những hình tròn, hình tam giác. Mỗi cây lại có một đặc tính riêng: cây bạch dương khác với cây sồi, cây táo khác với cây dẻ; có cây rậm lá lại có cây trụi lá.

Mỗi cây có một ý nghĩa tượng trưng: cây thông tượng trưng cho mùa đông và giá rét; cây cọ tượng trưng cho xứ nóng và mặt trời.

Đây là các bước để vẽ một cái cây:

1. Phác họa hình dáng cây đơn giản với: phần bên ngoài của cây và cành.

2. Đơn giản hóa hình dạng của lá.

3. Tạo những mảng bóng.

4. Hoàn tất việc thể hiện giá trị của tranh (qua bóng và ánh sáng).

Hãy tìm hiểu đặc tính của từng loại cây để vẽ cho chính xác.

* Bố cục tranh phong cảnh hiện đại:

Khi vẽ tranh phong cảnh cần: xác định vị trí của cành cây, đường chân trời, những chấm phá của những giá trị ban đầu, tô đậm thân cây, tô màu lá nhạt hơn rồi mới hoàn thiện bức tranh.

Bức minh họa cuối trang cho thấy một chủ đề khác được thực hiện theo cùng một nguyên tắc như thế: hiệu quả của phản quang, vòm lá sáng được nắng rọi, những vòm lá với cấu trúc chắc chắn. Hãy ứng dụng tốt hơn những quy luật về bố cục để cân bằng những yếu tố trong tranh phong cảnh.

* Vẽ mặt đất trong tranh phong cảnh hiện đại:

Mỗi vùng có một địa hình riêng như: đồng bằng, đồi núi, ao hồ…

Những bức ký họa nhỏ phía trên cho thấy việc phác thảo đơn giản địa hình bằng những đường nét đơn giản như thế nào.

Sau khi phác họa bố cục, thể hiện những chi tiết: đá, mặt nước, đường mòn…

Hoàn tất bức tranh bằng cách bổ sung những chi tiết ở cận cảnh và viễn cảnh.

* Vẽ mặt nước – ánh phản chiếu trong tranh phong cảnh hiện đại:

Nước tạo cho phong cảnh sự lung linh: phản chiếu cây cối, bầu trời và chuyển động của những đám mây.

Mặt nước chẳng bao giờ yên ả: nó có thể xao động bởi gió (mặt nước gợn sóng nhẹ) hay cuồn cuộn (như thác), hay có thể đục ngầu (như ao tù).

Phong cảnh soi bóng trên dòng sông tĩnh lặng, ta cũng có thể thấy ở đó cả bầu trời và những đám mây.

Tất cả những điều này tạo cho tác phẩm sự sống động và đa sắc.

* Vẽ bầu trời trong tranh phong cảnh hiện đại:

Bầu trời tạo cho phong cảnh một bầu không khí riêng, tùy theo nó trong sáng hay nặng nề u ám. Mây tạo cho bầu trời vẻ sinh động và phối cảnh rộng.